Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

17 tháng 1, 2017

“Nghệ sĩ” biến hóa đồ dùng dạy học

“Nghệ sĩ” biến hóa đồ dùng dạy học
Cách đây hơn hai mươi năm, cả khán phòng “cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp Toàn quốc” tại thủ đô Hà Nội đã hết sức “choáng” với phần thi của thí sinh Võ An Ninh, một giáo viên Vật lý tận miền Nam. Phần dự thi với hơn 40 bài thí nghiệm vật lý cấp hai đã mang về vinh dự cho không chỉ mình thầy mà còn cho ngành giáo dục Đồng Nai nói chung. Đó là năm 1995, thầy giành giải Nhất cuộc thi này với số điểm cao nhất trong số hơn 600 giải pháp dự thi trong cả nước. Nhắc lại kỷ niệm này, thầy vẫn còn bồi hồi xúc động.
Những năm đầu đổi mới, kinh tế đất nước còn hết sức khó khăn, ở trường đồ dùng dạy học còn rất thiếu thốn, phần lớn các bài học vật lý không có đồ thí nghiệm nên giáo viên đành phải dạy chay. Giáo viên vẽ hình lên bảng đen, rồi thầy - trò cùng nhau thí nghiệm bằng… tưởng tượng. Nhưng thầy Võ An Ninh đã không chấp nhận cách dạy đó. Vì yêu nghề, thương học sinh, thầy đã mày mò nghiên cứu, chế tạo ra những bài thí nghiệm bằng các vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, những vật liệu rẻ tiền. Chính sự tích góp đó mà đến năm 1995 thầy đã có một bộ đồ dùng dạy học vật lý tự làm tới 40 bài thí nghiệm mang ra dự thi đạt giải Nhất cấp thành phố, Nhất cấp tỉnh rồi xuất sắc giành giải Nhất cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức, được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Hồng Quân chúc mừng và tặng hoa. Thành công đầu đời đã thôi thúc người giáo viên trẻ (27 tuổi) thêm yêu nghề và say mê sáng tạo.


Năm 1996, cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp Quốc gia không còn, thay vào đó là cuộc thi “Sáng tạo khoa học kỹ thuật” (gọi tắt là Chương trình 5) và sau đó thêm cuộc thi “Phát huy sáng kiến sáng tạo trong lao động và học tập” (gọi tắt là Chương trình 6) được tổ chức tại tỉnh Đồng Nai. Thầy Võ An Ninh lại tiếp tục giành giải Nhất Chương trình 5 với “Bảng thí nghiệm vật lý cấp 2”. Tiếp đó, năm 2002, thầy lại giành giải Nhất cuộc thi này. Chưa dừng lại ở đó, năm 2003, thầy đã giành được 4 giải của Chương trình 5 và Chương trình 6, trong đó hai giải cao nhất của hai cuộc thi này đã thuộc về thầy. Năm 2004, thầy lại tiếp tục giành giải Ba và Khuyến khích Chương trình 6.
Năm 2002, với những thành tích về sáng tạo đồ dùng dạy học tự làm, thầy Võ An Ninh được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo điều về công tác tại Công ty Sách và Thiết bị trường học Đồng Nai (và nay là Giám đốc công ty). Không còn được đứng lớp nữa nên thầy rất nhớ nghề, nhớ bục giảng. Sau giờ làm việc ở cơ quan, khi về nhà thầy vẫn say mê tiếp tục sáng tạo ra những đồ dùng dạy học mới. Theo năm tháng, các bài thí nghiệm vật lý của thầy ngày càng nhiều lên. Không đủ chỗ chứa trên bàn, thầy đã phải lắp thêm kệ, rồi nhiều kệ và cuối cùng thầy phải giành một phòng rộng rãi nhất trong nhà để chứa… niềm đam mê, đến nổi cái máy lạnh đầu tiên của gia đình cũng được thầy ưu ái lắp cho cái phòng này. Đến thăm “phòng thiết bị” của thầy, chứng kiến ngổn ngang đồ dùng thiết bị vật lý được phân ra thành từng khối lớp với đủ các chương: Cơ, Nhiệt, Quang, Âm, Điện và Điện từ mới thấy được hết niềm say mê sáng tạo vô biên trong người lãnh đạo này.
Sau hơn 10 năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo kể từ khi rời bục giảng, năm 2014, thầy đã chọn lọc hơn 100 bài thí nghiệm vật lý đủ các khối lớp 6, 7, 8, 9 để trưng bày, giới thiệu, hướng dẫn cách chế tạo và sử dụng cho các giáo viên vật lý thuộc hệ thống giáo dục Thành Thành Công tại trường THCS Lê Quý Đôn (Biên Hòa) được các giáo viên đánh giá cao. Đặc biệt, nhiều giáo viên dạy vật lý tại thành phố Biên Hòa cũng thường đến mượn các đồ dùng dạy học của thầy để nghiên cứu, để dạy trong các tiết hội giảng cấp trường, cấp thành phố và cấp tỉnh.
Chia tay những cuộc thi đã hơn 10 năm, năm 2016, thầy Võ An Ninh trở lại với Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật của tỉnh với giải pháp”Bộ đồ dùng dạy học vật lý tự làm cấp Trung học cơ sở” với 113 bài thí nghiệm vật lý lớp 6,7,8,9 được chế tạo thủ công từ các lon, chai, ống truyền y tế, đĩa CD, chai nhựa đựng xà phòng, ống hút sinh tố,... và những vật dụng rẻ tiền mua ở tiệm tạp hóa. Những thí nghiệm được thiết kế gọn nhẹ, phân thành khối lớp và sắp xếp trong các vali nên có tính cơ động rất cao. Các bài thí nghiệm dễ sử dụng và dễ thành công. Đặc biệt, giáo viên và học sinh xem tài liệu hướng dẫn và ảnh minh họa cũng có thể tự làm làm đồ dùng dạy học. Giải pháp của thầy được Hội đồng giám khảo đánh giá cao tại cuộc thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2016 do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức vào ngày 18/12/2016.


Tôi băn khoăn vì bây giờ trường học nào cũng được ngành trang bị nhiều đồ dùng dạy học, tại sao thầy lại phải mất công chế tạo những thiết bị này? Thầy cho hay: “Từ năm học 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức áp dụng đại trà thay sách giáo khoa mới cho các bậc học phổ thông. Đổi mới sách giáo khoa không những đổi mới cấu trúc và nội dung sách giáo khoa mà còn đổi mới cả phương pháp dạy học, trong đó, đặc biệt chú trọng phương pháp thực nghiệm. Dạy vật lý, giáo viên không thể không làm thí nghiệm. Tuy nhiên hiện nay, những thiết bị thí nghiệm vật lý hiện có trong các nhà trường do đã được ngành giáo dục trang bị đại trà, đồng bộ từ lâu nên số nhiều đã hư hỏng; mặt khác, kinh phí nhà trường cũng hạn hẹp nên mỗi năm mua sắm bổ sung riêng cho môn vật lý cũng không được là bao. Ấy vậy nên việc giáo viên tự chế tạo ra các đồ dùng dạy học vẫn mang tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay, thiết bị dạy học tự làm sẽ bổ sung thêm nhiều thí nghiệm mới, nhiều thí nghiệm hay gần gủi trong đời sống, làm phong phú thêm bộ thí nghiệm vật lý hiện có ở trường phổ thông, kích thích sự sáng tạo, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường”.


Được trò chuyện và ngắm nhìn các dụng cụ thí nghiệm của thầy, tôi mới thấy hết được nhiệt tâm của một người đam mê sáng tạo đến vậy. Ắt hẳn giáo viên vật lý cấp 2 nào cũng muốn mình được sở hữu đôi bàn tay và khối óc như thầy để có thể sáng tạo ra những đồ dùng dạy học cho học sinh thân yêu từ những vật dụng tưởng như bỏ đi ấy.

N.H

4 nhận xét:

  1. Vì sao phải làm răng giả?
    Bạn có thể mất răng vì nhiều lý do như chấn thương, viêm nha chu, sâu răng nghiêm trọng,… Khi đó làm răng giả bằng các phương pháp phục hình răng hiện đại sẽ là giải pháp thay thế răng rất lý tưởng dành cho bạn.
    >>>> Bạn đang muốn tìm địa chỉ phòng khám lý tưởng trị sâu răng ?

    Trả lờiXóa
  2. Hàn răng thẩm mỹ ở Đà Lạt giá bao nhiêu?
    Thực tế thì rất khó để đưa ra một mức giá chính xác khi hàn trám răng, bởi chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng răng cần hàn trám, chất liệu trám răng.>>>>>>>Hàn răng thẩm mỹ ở Đà Lạt địa chỉ nào uy tín? ?

    Trả lờiXóa
  3. Đa khoa Phương Nam tự hào khi không chỉ là địa chỉ nhổ răng ở Đà Lạt uy tín mà còn phục vụ cho rất nhiều khách hàng từ các tỉnh thành khác nhau. Khi lựa chọn chúng tôi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm>>> Dịch vụ điều trị các bệnh nha khoa với hiệu quả cao tại Phương Nam

    Trả lờiXóa

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog