Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

29 tháng 11, 2010

Những lý do để con chọn nghề giáo

Thành công trong cuộc sống vốn là ước muốn của mỗi người. Thành công trong việc chọn trường, chọn ngành, chọn nghề là con đường dẫn chúng ta đến thành công trong cuộc sống. Làm thế nào để chọn một con đường dẫn đến thành công? Sẽ có nhiều con đường dẫn đến mục tiêu, và không có con đường đúng chung cho tất cả mọi người. Mỗi người cần phải có một con đường riêng. Theo tôi, con đường đúng của mỗi người là con đường phù hợp với năng lực thật sự của bản thân người đó.


Con trai Đăng Khoa vẫn còn đang băn khoăn chọn cho mình một ngành nghề để tham gia kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011 sắp tới (coi vậy chứ không dễ chút nào), bất kể con chọn ngành nào thì Ba Mẹ đều ủng hộ miễn là con thấy phù hợp với năng lực học tập ở phổ thông và sở thích, năng khiếu của con. 

Nhưng, hình như trong con không có khái niệm chọn ngành Sư phạm thì phải, cái nghề giáo mà cả Ba lẫn Mẹ đều đang cống hiến và tâm huyết với nó!. Cái nghề truyền thống mà đại gia đình mình cả ba thế hệ gắn bó (Ông cố nội, Bà Nội, Ba và Mẹ.)

Ba tư vấn cho con trai nhé!
Những lý do để con chọn nghề giáo 

Nối nghiệp Ba Mẹ: Nếu chọn nghề này, con chắc chắn sẽ nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ phía ba mẹ, từ vật chất cho đến tinh thần. Đây là cái nghề truyền thống của đại gia đình mình với ba thế hệ nhà giáo, con lại càng yên tâm hơn vì sẽ không phải trải qua giai đoạn loay hoay xin việc sau khi ra trường.

Thu nhập cũng tạm ổn định: Những ám ảnh về đời sống khó khăn của nhà giáo cũng không còn gay gắt, nặng nề như cái thời của Ba Mẹ trước đây nữa. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang quan tâm và đầu tư ngày càng nhiều hơn cho ngành giáo dục, trong đó có cả vấn đề tiền lương và trợ cấp cho giáo viên.

Cơ hội tìm việc làm lớn: Hàng năm, nhu cầu tuyển dụng giáo viên của các sở, phòng, trường sẽ rất lớn. Con sẽ có nhiều cơ hội tìm việc làm phù hợp với chuyên môn của mình sau khi tốt nghiệp ra trường (nếu phải tự mình xin việc mà không cần sự giúp đỡ của Ba Mẹ).

Được xã hội nể trọng: Từ xưa đến nay, bất kể trong thời kỳ nào người thầy giáo cũng được kính trọng, luôn được tôn kính, vị nể. Lúc sinh thời Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý bậc nhất trong nghê cao quý, nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc nhất trong các nghề sáng tạo, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo..."

Giữ tâm trong sáng: Nếu có những nghề nghiệp nào đó tạo cho chúng ta môi trường để hướng thiện nhiều nhất thì ắt hẳn phải kể đến sư phạm. Người thầy như chúng ta đã biết, phải qua dạy chữ để dạy làm người, dạy sống, dạy học trò biết yêu quý cái đẹp và cái đức. Chính vì thế, chữ “tâm” vẫn phải là phẩm chất hàng đầu của người đã chọn nghề giáo. Cuộc sống bên ngoài trường học có thể nhiều vụ lợi, bon chen, nhưng mái trường đích thực vẫn phải là một góc bình yên thanh khiết, nơi chỉ có những tâm hồn trẻ thơ trong trắng và trái tim người thầy độ lượng, bao dung.

Cuộc sống tràn đầy tình yêu thương: "Mỗi ngày đến trường là một niềm vui". Là một người thầy có tâm, cuộc sống của con sẽ luôn đầy ắp tiếng cười và lòng kính yêu của học trò mình, dù con mới bước chân lên bục giảng hay đã trở thành "thầy giáo già"

Nhiều thời gian dành cho gia đình: Mỗi nghề có một kiểu bận rộn riêng. Sẽ là sai lầm nếu con chọn sư phạm bởi con nghĩ rằng làm nghề này, con sẽ an nhàn hơn những nghề khác. Tuy nhiên, quả thực, với nghề giáo, đặc biệt ở các trường cấp II và cấp III, đại học, cao đẳng..., con không hoàn toàn phải có mặt ở trường 8 tiếng như ở đa số các cơ quan khác. đây sẽ là một lợithế không nhỏ khi làm trong ngành sư phạm. Con sẽ có nhiều thời gian để chăm nom cho gia đình tốt và chu đáo hơn (giống như Ba Mẹ của con đó)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog