Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

10 tháng 4, 2009

Yêu nghề và sáng tạo


Võ An Ninh đang say xưa thuyết minh Đồ dùng dạy học tự làm của mình cho Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Hồng Quân (ảnh chụp lại qua báo Tuổi trẻ)


Từ thời Đức Khổng đến nay, giáo dục luôn luôn được đề cao, xếp vị trí hàng đầu khi nói tới, song thu nhập thường đứng cuối mọi thang bậc xã hội. Thầy mở trường tư thục lớn nhất đương thời với ba ngàn môn sinh thọ giáo mà không đủ ăn, nhiều lúc tính chuyển ngành nghề mong mát mặt hơn. Các thế hệ nhà nho sau này tiếp bước Thầy, phải tự trấn an bằng câu: Người quân tử ăn chẳng cần no. Bây giờ, câu: chuột chạy cùng sào mời vào sư phạm lan truyền trong đám học sinh lớn tốt nghiệp Đíp plôm (cấp 2) hoặc tú tài khi sắp bước vào đời. Nếu không bí lối cùng đường, ai dại gì vào cái nghiệp tháo giày để trở thành một trong mấy “nhà nghèo” nổi tiếng. Nhưng trên đời thiếu gì ngoại lệ gây nên bao điều thú vị bất ngờ. 


Cậu tú Võ An Ninh thuộc một gia đình đủ ăn, có điều kiện vật chất theo học một trường Đại học hoặc Cao đẳng nào đó, ra trường có thể kiếm chổ làm thơm tho, đáng đồng tiền bát gạo đầu tư cho việc học hành trước đó. Nhưng Ninh lại dấn thân vào môi trường tương truyền là ăn như “sư”, ở như “phạm”. 

Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đồng Nai năm 1989, Võ An Ninh được phân công về dạy ở một trường THCS Hoàng Diệu ( xã Hố Nai 1,TP. Biên Hòa). Lão ô bách tuế bất nhi phượng hoàng sơ sinh (quạ già trăm tuổi chẳng bằng phượng hoàng lọt lòng), người thầy giáo trẻ ( năm nay - 1995- mới 27 tuổi) sau sáu niên học đã làm nhiều thầy cô giáo có thâm niên trong ngành phải vị nể: Ba lần là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, một lần là giáo viên day giỏi cấp tỉnh. Qua bốn lần hội giảng, anh trở thành cốt cán mạng lưới chuyên môn bộ môn vật lý cấp II. Tháng 8-1995 vừa qua, anh được cử đi Hà Nội dự thi “ Đồ dùng dạy học toàn quốc (do Bộ GD&ĐT tổ chức). Vì sao thầy giáo trẻ Võ An Ninh có vinh dự đó? 

Suốt 6 năm chuyên dạy vật lý cấp II, anh thấy dạy “chay” thì học trò nhỏ khó tiếp thu kiến thức. Kiểm tra viết mà em đó được điểm cao thì hoặc nó “học vẹt”, hoặc nó “cóp bài”, chớ rất ít em giải thích thấu đáo ngọn ngành. Võ An Ninh quyết tâm làm học trò thật sự hiểu bài bằng phương pháp trực quan. Dụng cụ thí nghiệm được Phòng giáo dục cấp phát về cho mỗi trường rất thiếu. Em thống kê thấy 40 bài vật lý cơ - nhiệt ở các lớp 7,8,9 cần minh họa bằng đồ dùng dạy học, nhưng trường không có sẵn. thế thì phải tự chế tạo thôi. Dạy bài hiện tượng khuyếch tán hay động cơ đốt trong, người ta có thể vẽ hình lên bảng hoặc vào tờ giấy, nhưng chỉ được hình tĩnh, trong khi cần làm cho mổi em thấy rỏ sự chuyển động. Đây chỉ là một, hai thí dụ thôi. Lúc đầu, em chế từng đồ dùng dạy học nguyên chiếc, rút kinh nghiệm mấy năm, em mới nghỉ cách làm các chi tiết rời, lắp ráp để dạy nhiều bài, tránh sự cồng kềnh. Suy nghĩ, phát thảo, rồi bắt tay vào việc, em phải sửa đổi liên tục. Đồ dùng dạy học của em bằng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, kỹ thuật chế tạo đơn giản. 

- Nhà trường giúp Ninh những gì? 

- Ban giám hiệu cho khoảng 200.000 đồng để mua một số món cần thiết và cái vali đựng. Vali chiếm quá nửa số tiền trợ cấp. vật liệu phải mua ít thôi, chủ yếu em gom, lượm, xin: ống thủy tinh, ống cao su, vỏ hộp sữa, các cục nam châm gở từ quạt máy nhỏ Trung Quốc treo trong mùng …. Bản thuyết minh về cách lắp ráp được biên soạn tỉ mỉ, có ảnh màu hướng dẫn giúp mỗi thầy cô dạy vật lý cấp II thao tác dễ dàng. 

- Hội thi – Triển lãm tiến hành thế nào? 

- Ban giám khảo của Bộ gồm nhiều giáo sư , chuyên gia , chuyên viên giáo dục các cấp, kĩ sư, …chấm điểm từng đồ dùng dạy học. Có 667 bộ và chiếc đồ dùng dạy học dự thi của 44 trong tổng số 53 Sở giáo dục- Đào tạo trong cả nước. Trong số giải pháp được giải thì giải phép của em đạt giải nhất với số điểm cao nhất 19,5/ 20 điểm. Bộ giữ em lại bốn ngày để thuyết minh cho Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Phó thủ tướng Nguyễn Khánh và bà Trần Thị Tâm Đan ở Quốc Hội nghe. Em được bà Bình tặng hoa. 

- Cảm tưởng của Ninh thế nào? 

- Em vui lắm. Đi dự thi em học hỏi đượ rất nhiều. Em được giải nhất nhưng đã thấy gì đâu? Tổng công ty sách và thiết bị trường học đang giữ vali đồ dùng dạy hoc của em, nói là đưa dự thi Sáng tạo khoa học- kĩ thuật toàn quốc. Công ty sách và thiết bị phía Nam thì bảo em lấy về đưa trong này sản xuất. 

- Xin hỏi câu chót! Ninh làm đồ dùng dạy học lúc nào? Và có lúc nào muốn bỏ nghề làm việc khác nhiều tiền hơn? 

- Em có nghề quay video, chơi nhạc sống; khá nhiều việc, thu nhập khá. Em lấy đó nuôi nghề dạy học. Mỗi tuần em thực dạy 18 tiết, còn làm chủ nhiệm lớp, Phó Bí thư chi đoàn, Phó tổng phụ trách Đội, tham gia nhóm văn nghề của phòng giáo dục. Em đã lập gia đình, có một con nhỏ. Em thường làm đồ dùng dạy học vào ban đêm, bà xã em dạy cùng trường gánh hết mọi việc – kể cả trông con – cho em làm việc của mình. Ban giám hiệu và đồng nghiệp thì động viên tinh thần là chính, cũng góp ý và giúp em một số việc. Làm đồ dùng dạy học là cuộc chạy đua một mình, say mê thì làm, có lúc một đèn một bóng tới một, hai giờ đêm. Em không dạy thêm, nếu muốn có tiền thì đi quay video và chơi nhạc. Song không phải tiền là tất cả bởi vì em thích nghề dạy học. Em không nói như sách đâu … 

Yêu nghề dẫn đến sáng tạo, đó là bài học, tấm gương của thầy giáo trẻ Võ An Ninh ở trường trung hõc phồ thông cơ sở Hoàng Diệu (xã Hố Nai 1, Tp Biên Hòa). Cái vinh quang ấy là kết quả tất yếu của biết bao trăn trở, nhọc nhằn suốt năm năm đằng đẵng. 

Tháng 10-95  (Yên Tri)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog