Tháng 6-1940, lần đầu tiên đồng chí Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một con thuyền ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn luôn có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hình ảnh của vị tướng kiệt xuất này bên Bác Hồ kính yêu đã được ghi lại trong nhiều thời điểm trọng đại của dân tộc...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những hình ảnh của vị tướng kiệt xuất này bên Bác Hồ kính yêu đã được ghi lại trong nhiều thời điểm trọng đại của dân tộc...
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ngày 2/9/1945. Bức ảnh được chụp ngay sau khi Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. "Đúng lúc cụ Hồ và ông Giáp đã ngồi vào xe và xe chưa lăn bánh, tôi nhào tới đưa máy vào khoang cửa và nói: Thưa cụ, vừa rồi trên kỳ đài đông quá, con không chụp được ảnh cụ. Xin cụ cho phép con được lấy một hình của cụ. Cụ Hồ khẽ gật đầu. Nhưng lúc ấy, cụ Hồ đang đội mũ. Trời đã về chiều. Cái mũ cát vành rộng lại che mất nhiều ánh sáng. Tôi đánh liều: Thưa cụ, con muốn cụ hạ chiếc mũ xuống ạ. Ông Giáp ngồi bên tủm tỉm cười như hiểu ý tôi. Ông đưa tay lên hạ cái mũ của cụ Hồ đang đội và nhìn tôi, nói: Này thì bỏ mũ xuống", nhiếp ảnh gia Võ An Ninh kể lại trong cuốn "Ở với Người - Ở với Đời".
Theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, nhóm tình báo Con Nai (Deer Team) thuộc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã nhảy dù xuống Tân Trào tháng 7/1945 để giúp đỡ huấn luyện các chiến sĩ Việt Minh đánh Nhật. Cụ Hồ và Tướng Giáp chụp chung với nhóm tình báo đặc biệt này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chăm chú theo dõi, cổ vũ trận bóng đá giao hữu của đội Triều Tiên và CLB Thể Công
Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp (đầu tiên, hàng trước) trong Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945.
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại An toàn khu Định Hóa năm 1947
27-5-1948, ở tuổi 37, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng và trở thành vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re
Sắc lệnh phong hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp ngày 20-1-1948
Tổng Bí thư Trường Chinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lê Đức Thọ ăn cơm tại chân đèo Re phía Định Hóa, Thái Nguyên vào tháng 10/1948.
Các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh lưu niệm cùng Bác tại Việt Bắc năm 1949
Trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Giáp bàn bạc kế hoạch chiến dịch năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu về dự Đại hội Đảng toàn quốc lần II (tháng 2/1951). Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên trái, hàng đứng)
Tại căn cứ Việt Bắc, Hồ Chủ tịch, Tướng Giáp và lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", Đại tướng trả lời: "Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh".
Tướng Giáp cùng các chiến sĩ Điện Biên mừng sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 19/5/1954
Chủ tịch Hồ Chí Minh , Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các thành viên Uỷ ban quốc tế sang VN giám sát việc thi hành Hiệp định Geneve ngày 12 - 8-1954.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) đi cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh kiểm tra công tác huấn luyện thực binh, tập chiến thuật tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trong năm 1957
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một chuyến thị sát bộ đội diễn tập năm 1957
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tiếp ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô ngày 20/5/1957
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự Đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà Nội (1959)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm, giao nhiệm vụ và động viên Sư đoàn 316 trở lại Tây Bắc
Hình ảnh Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên giáp và một số em thiếu nhi
Hồ Chủ tịch và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh chung trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1962.
Ngày 11/1/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp (thứ hai từ bên phải) gặp đoàn đại biểu Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang quân Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc.
Tháng 4/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Tướng Giáp tiếp các chiến sĩ lái máy bay chiến đấu đã bắn rơi nhiều phi cơ Mỹ.
Tổng hợp từ nhiều nguồn trên internet
Những tấm hình thật cảm động và quý em nhỉ?
Trả lờiXóaGiờ xem những ảnh quý này thật là xúc động anh nhỉ!
XóaTrong những ký ức đẹp về người chị mê nhất là 2 hình ảnh, 1 là Bác Hồ kính yêu, 2 là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hình ảnh thật gần gũi thân thương như người trong gia đình vậy, thật đẹp những hình ảnh cũ mà dâng tràn xúc động
Trả lờiXóaDạ! em cũng như chị. Em cũng chỉ có 2 thần tượng: Sau Bác Hồ là Đại tướng ạ!
XóaNgày mới đến lại thêm 1 ngày chị em mình xa Đại tướng, chị em mình cùng kính cẩn nghiêng mình chúc Đại tướng vui khỏe miền chín suối để gặp Bác Hồ kính yêu, thỏa ước mong chờ em nhé !
Trả lờiXóaVậy là Bác Giáp được gặp Bác Hồ rồi. Cầu mong Bác được an lạc nơi chín suối.
XóaChào ngày mới! mến chúc các bạn blog và gia đình ngày thứ tư tràn ngập niềm vui, may mắn, hạnh phúc nhé!
Trả lờiXóaXin nghiêng mình vĩnh biệt trước anh linh Đại Tướng - Một con người vĩ đại suốt đời hy sinh vì độc lập của Dân tộc, một trái tim yêu dân như con, không coi dân như cỏ rác.... và giờ thân xác hóa thành tro bụi để an nghỉ nơi quê nhà đạm bạc, làm bạn với ruộng vườn, với người dân nghèo Lệ Thủy…. nhưng Trái tim vĩ đại luôn sống mãi với nhân dân Việt Nam
Trả lờiXóa............
Chúc anh ngày mới bình an, nhiều niềm vui, hạnh phúc và công việc luôn tốt đẹp
Xin vĩnh biệt và cầu chúc Đại tướng an giấc nơi chín suối.
XóaXin nghiêng mình vĩnh biệt trước anh linh Đại Tướng - Một vị anh hùng vĩ đại suốt đời hy sinh vì độc lập của Dân tộc. Tuy người đã ra đi vào cõi vĩnh hằng nhưng Trái tim vĩ đại luôn sống mãi với nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaCảm ơn các bạn blog ghé thăm, mến chúc các bạn tối thứ tư ngủ ngon giấc nhé!
Trả lờiXóaThan ôi,
Trả lờiXóaDẫu biết nước mắt anh hùng lau không ráo
Chỉ thấy xót xa tiết tháo chẳng phai nhòa
Một đời chói lòa
Một đời nghĩa khí
Sống mà người bốn biển tung hô
Thác mà dân hai mắt lệ mờ
Mặc thế gian có mắt như mù
Chốn tuyền đài ngàn thu yên giấc
Bác ra đi thật nhẹ nhàng...
XóaChẳng cần ảnh màu đâu em
Trả lờiXóaCứ ảnh đen trắng thế mà đẹp hơn
Những tấm ảnh lịch sử thật xúc động lòng người
Chiều thứ 5 an lành em nhé !
Mấy bữa nay em bận nên không trả lời chị được. Kính chúc chị và gia đình luôn vui khỏe, hạnh phúc nhé!
XóaCảm ơn các bạn đến thăm và chia sẻ. Chúng ta hãy lấy tấm gương của Đại tướng mà soi rọi mình.
Trả lờiXóaEm mình ko biết Võ Nguyên Giáp giờ mình còn ko biết giải thích sao nữa
Trả lờiXóa