Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

15 tháng 10, 2009

Chữ "Nhẫn"

Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành” hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”.

Vì sao chữ nhẫn lại có giá trị đến vậy?

Trong đời sống thường ngày, chữ nhẫn thường được hiểu là “nhịn” và “nhường”, chịu đựng nghịch cảnh, chấp nhận phần thua thiệt, mất mát về mình. Trong đời sống tôn giáo, chữ nhẫn thường được hiểu là sự tự chủ về tinh thần, đối với những sự sỉ nhục mà trong lòng không hề giận cũng không khởi tâm niệm trả thù. Chính vì vậy mà trong nhiều trường hợp, người ta thường hay lầm lẫn nó với sự nhu nhược, cam chịu một cách thụ động, hoặc hiểu nó là sự tự chủ với cảm giác cố gắng đè nén, kiềm chế để tu tập. Nếu chỉ có thế thì chữ nhẫn không thể có vị trí cực cao trong đời sống tinh thần của người phương Đông được. Cũng như bao đức tính khác, nếu không được hiểu đúng thì chữ nhẫn lại trở thành cái vỏ bọc hoa mỹ cho sự vô minh, cho lòng tham, hoặc là thái độ tự dối lừa mình.



Có khi chúng ta nhẫn vì tình thế, có khi chúng ta nhẫn vì lòng có sở cầu. Nhẫn vì tình thế là nhu nhược, nhẫn vì sở sầu là tham lam. Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”. Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụngchữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!” (sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog