Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

1 tháng 6, 2011

Ngày Quốc tế thiếu nhi đi....Văn Miếu

Theo xa lộ Hà Nội, từ TP.HCM trở ra miền Đông khoảng trên 30km, đến phường Tam Hiệp (TP.Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai), theo tỉnh lộ 24, đến Bửu Long, rẽ vào 200m trông xa xa thấp thoáng sau những rặng tre xanh mướt, ta bắt gặp những vòm mái cong vút, những nhà thờ, nhà bia... tráng lệ, đẹp và yên tĩnh đến tuyệt trần. Đó là Văn miếu Trấn Biên – một công trình kiến trúc văn hóa, giáo dục, lịch sử. 


Văn miếu Trấn Biên được xây dựng lại từ tháng 9.2000, nhằm chào mừng sự kiện 300 năm Biên Hòa – Đồng Nai và chào thế kỷ mới. Từ cửa vào Văn miếu, chúng ta bắt gặp nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Thiên Tịnh Quang, cổng Tam Quan, nhà bia thứ hai và cuối cùng là Nhà thờ chính. Các bậc tam cấp được ốp đá da, mái vòm lợp ngói âm dương mũi hài màu xanh ngọc làm bằng gốm tráng men, hai văn bia thờ làm bằng đá xanh lấy từ núi Bửu Long, nền nhà thờ chính lát gạch tàu, hoa văn trang trí trên nóc các nhà nhờ được chạm trổ tinh vi, diềm mái. Hồ Thiên Tịnh Quang nằm trước cổng Tam Quan và Khuê Văn Các vốn là một hồ nước rộng tự nhiên, được “kiến trúc” lại đưa vào kiến trúc chính của Văn miếu. 

Nhà thờ chính được thiết kế xây dựng theo kiến trúc cổ, kiểu mái nhà ba gian, hai chái. Bàn thờ Bác Hồ ở gian trung tâm – biểu tượng danh nhân văn hóa Việt Nam và của cả thế giới. Phía sau nhà thờ, trên tường khắc nổi biểu tượng trống đồng, biểu trưng cho nền văn hóa Lạc Việt và Quốc tổ Hùng Vương. Ngoài ra còn có bàn thờ đức Khổng Tử, khánh thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. 

Hai bên tả và hữu thờ tam vị văn thần. Bên tả đại diện tiêu biểu cho những nhà văn hóa – giáo dục của dân tộc, như: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn. Bên hữu đại diện cho những nhà văn hóa – giáo dục vùng đất phương Nam, như: Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Gia Định tam gia (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định). Phía trước hai bên nhà thờ chính có hai miếu nhỏ. Miếu bên trái thờ Tiên sư (những vị thầy vô danh dạy văn tự thường được thờ ở các đình làng), miếu bên phải thờ Tiền Hiền – Hậu Hiền (những bậc hiền nhân vô danh có công khai sáng, phát triển địa phương).











Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog