Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

15 tháng 4, 2012

Quê tôi có chiếc cầu Gành

Cùng với cầu Tràng Tiền (Huế) và cầu Long Biên (Hà Nội), hơn 100 năm trước cầu Gành đã tạo thành dấu ấn đặc biệt cho mảnh đất lịch sử Biên Hòa, Đồng Nai.

Thành phố Biên Hòa có dòng sông Đồng Nai chảy qua. Đoạn sông đến khu vực tỉnh lỵ thì chia thành hai dòng, dòng chính là nhánh Phước Long, dòng phụ là nhánh Sa Hà. Hai nhánh sông ôm một vùng đất nổi tiếng của Biên Hòa là Nông Nại Đại phố, tên do người Hoa gọi nơi đây trong thời gian họ định cư và làm nên một thương cảng tấp nập. Sau này, khi số người Hoa rời bỏ nơi đây, thương cảng Nông Nại Đại phố biến mất, chỉ còn lại một cái cù lao hiền hòa với cái tên dân dã "Cù lao Phố".

Vào đầu thế kỷ XX (Khởi công 1901 - Khánh thành ngày 14/1/1904), người Pháp cho làm hai cây cầu sắt nối Cù Lao Phố với hai bờ của sông Đồng Nai. Cây cầu qua nhánh Sa Hà được gọi là cầu Rạch Cát dài 125,37 met, còn cây cầu qua nhánh Phước Long gọi là cầu Gành dài 223,30 met . Tuy vậy, nhiều người vẫn gọi cả hai cây cầu này với cái tên chung là "Cầu Gành". Viên kiến trúc sư người Pháp thiết kế hai cây cầu sắt này chính là người đã thiết kế nên tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris của nước Pháp. Ở cù lao Phố, đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ Cầu Gành. Phần giữa của cầu có đường ray xe lửa Bắc Nam đi qua hàng ngày, cũng là nơi lưu thông của xe hơi các loại. Hai bên cầu là hai đường nhỏ dành cho xe gắn máy, xe đạp qua lại.

Hàng ngày, tiếng xe lửa kéo còi khi qua cầu, tiếng những chiếc bánh xe sắt nghiến trên đường ray, tiếng rầm rập của những toa tàu khiến cây cầu rung lên, là những âm thanh quen thuộc của cư dân cù lao Phố.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog