Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy / Ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog. Mến chúc các bạn blog một ngày thư giản vui vẻ!
 Các bài viết gần đây 

5 tháng 1, 2012

Ở Bom Bo có ngôi trường mang tên "Xuân Hồng"

Đuốc lồ ô bập bùng lên ánh lửa
Sóc
 Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya
Bồng con ra võng để đòng đưa
Giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa..
  


 lẽ trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe bài hát ấy của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: "Tiếng chày trên sóc Bom Bo", bài hát đã đi sâu vào lòng người do tiết tấu rộn rã, khẩn trương, giai điệu hồn nhiên, ca từ mộc mạc nhưng sâu sắc đã tái hiện một quá khứ hào hùng, một tấm lòng theo cách mạng của đồng bào dân tộc S'tiêng anh em.


Ngày 05/01/2012, lần thứ hai Ninh'blog lại có dịp công tác đến xã Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) và vào thăm ngôi trường Cấp 1-2 Xuân Hồng (ở trong xã còn có một trường tiểu học Xuân Hồng nữa). Một ngôi trường tuy còn nhiều khó khăn so với những nơi khác nhưng đã được sự quan tâm của các cấp chính quyến địa phương và Ngành giáo dục nên cũng khá tươm tất về phòng ốc, bàn ghế, các trang thiết bị dạy và học cũng được trang bị khá đầy đủ. 



Sân trường rộng rãi với nhiều cây xanh thoáng mát. Một tấm bảng sơn màu trắng đặt trang trọng gần giữa sân trường ghi lại toàn bộ nội dung bài hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của nhạc sĩ Xuân Hồng, nhằm giáo dục các thế hệ học sinh nơi đây về truyền thống cách mạng của một vùng đất Bom Bo đã đi vào lịch sử dân tộc. Một em học sinh lớp 5 nói với tôi “Em rất vui và cảm thấy rất tự hào khi được vào học tại ngôi trường này".




Anh bạn công tác ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bù Đăng tự hào kể cho tôi nghe về hoàn cảnh ra đời của bài hát: "Khoảng năm 1966, nhạc sĩ Xuân Hồng may mắn được tham gia chiến dịch Đồng Xoài với tư cách một nhạc sĩ Cách mạng công tác trong đoàn văn công của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đi xâm nhập thực tế. Đơn vị của ông được lệnh đến một địa điểm để nhận lương thực đó chính là sóc Bom Bo, một sóc của người Stiêng thuộc tỉnh Phước Long. Thời đó, Sóc Bom Bo có khoảng 100 gia đình, đời sống vô cùng khó khăn nhưng vẫn một lòng một dạ theo cách mạng.  Sóc Bom Bo đang vào mùa lúa chín vàng,  nhận được yêu cầu cần gấp mấy tấn gạo phục vụ cho chiến dịch. Thế là cả Sóc, từ già đến trẻ, cả nam lẫn nữ tập trung giã gạo suốt ba đêm liền. Trong không khí khẩn trương, bên ánh đuốc lồ ô bập bùng, tiếng chày giã gạo thâu đêm. Những hình ảnh đó đã tạo cho ông những cảm xúc tha thiết và mãnh liệt. Bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo ra đời trong hoàn cảnh đó..." 




Hiện nay, người dân sóc Bom Bo đang mong muốn được dựng tượng NS Xuân Hồng để tưởng nhớ về ông với tình cảm yêu quý, trân trọng, vì ông là người đã giới thiệu sóc Bom Bo đến với hàng triệu người dân ở khắp đất nước Việt Nam qua bài hát nổi tiếng Tiếng chày trên sóc Bom Bo mà ông chỉ viết có một đêm.  


Trên đường về, anh bạn cán bộ còn phấn khởi cho tôi biết thêm: "Sóc Bom Bo vốn là cái nôi của căn cứ cách mạng, UBND tỉnh Bình Phước đang đưa dự án vào quy hoạch khu bảo tồn văn hóa đồng bào S’Tiêng - Sóc Bom Bo.  Với diện tích gần 113 ha, đến năm 2014, dự án sẽ đi vào hoạt động, với khu bảo tồn, nhà văn hóa, tượng đài, khu thể thao giải trí...”.




Ngoài ca khúc trên, Ông còn nổi tiếng với với những ca khúc đã đi sâu vào lòng người như: Bài ca may áo, Xuân chiến khu, Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh, Mùa xuân bên cửa sổ, Cây đàn ghi ta của Đại đội ba,Người mẹ của tôi,...,Ông là nguyên Phó tổng thư ký Hội nhạc sĩ Việt Nam, Tổng thư ký Hội nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Nhạc sĩ Xuân Hồng tên thật là Nguyễn Hồng Xuân sinh ngày 12/12/1928 tại huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh tham gia kháng chiến từ khi chưa đầy 18 tuổi và ông mất ngày 14/5/1996

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chào mừng các bạn đến thăm gia đình Ninh'blog
Các bạn đến chơi để lại comment nhé. Cảm ơn các bạn!

۞ Bài viết xem nhiều trong tháng


Bản quyền thuộc về Gia đình Ninh'blog